Giới Thiệu >>Chức năng,nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ của trường Lê Duẩn

Được thành lập vào ngày 19/5/1983, trường Lê Duẩn luôn tự hào là mô hình duy nhất trong cả nước 30 năm bền bỉ đồng hành cùng công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

I. Chức năng nhiệm vụ

Quyết định số: 94/1999/QĐ - UB ngày 26/10/1999 của UBND thành phố Hà Nội xác định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế của Trường Lê Duẩn như sau:

1. Chức năng

- Trường cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Hà Nội mang tên Lê Duẩn (gọi tắt là trường Lê Duẩn) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho cán bộ phụ trách, cán bộ Đội của thành phố Hà Nội.

- Trường Lê Duẩn do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội quản lí và chỉ đạo trực tiếp, đồng thời có sự chỉ đạo hưỡng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội và các sở, Ban, ngành thành phố có liên quan.

2. Nhiệm vụ

- Xây dựng mục tiêu, chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh cho cán bộ Đội và cán bộ phụ trách công tác Đội, báo cáo Ban Thường vụ Thành Đoàn Hà Nội trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Nghiên cứu ứng dụng, tư vấn khoa học về công tác Đội, công tác phụ trách Đội và công tác giáo dục trẻ em.

- Tổ chức hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí, bồi dưỡng năng lực hoạt động cho trẻ em, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tổ chức một số dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ văn hoá, giáo dục phục vụ thiếu niên nhi đồng và trẻ em theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức và tiếp nhận các nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phục vụ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập trường (tháng 5 năm 2003), đồng chí Phùng Hữu Phú - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố về dự đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh: “Giữ nguyên mô hình trường Lê Duẩn như hiện nay (chịu sự quản lí và chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Hà Nội đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các sở ban ngành của thành phố có liên quan). Bên cạnh đó, nhà trường bổ sung thêm nhiệm vụ phát triển và bồi dưỡng những nhân tố có khả năng hoạt động xã hội; xây dựng trường Lê Duẩn thành một trung tâm thông tin chủ yếu về khoa học công tác Đội, công tác giáo dục trẻ em”.

Thực tế hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Trường Lê Duẩn đã luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được thành phố giao cho. Kết quả khảo sát chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ Đội sau đào tạo tại Trường Lê Duẩn đã khẳng định 87,5% cán bộ Đội đã phát huy tốt vai trò của mình ở cơ sở. Nhiều em tiếp tục trở thành cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội (chiếm khoảng 40%).

II. Nội dung cụ thể

1. Công tác đào tạo

1.1. Quan điểm chỉ đạo

- Mọi hoạt động của trường phải tập trung thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chất lượng cao.

- Trường là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phụ trách Đội, cán bộ phụ trách thiếu nhi trong toàn thành phố, nhằm mục đích cung cấp nguồn cán bộ làm công tác xã hội có chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Làm cơ sở cho việc hình thành năng lực quản lí từ tuổi nhỏ, góp phần tạo nguồn cán bộ tương lai cho hệ thống chính trị thủ đô.

- Để tạo tiền đề nghiên cứu và hoàn thiện mô hình về đào tạo cán bộ Đội trong cả nước, nhà trường phải phấn đấu cho mục tiêu: có nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến, cập nhật nhiệm vụ chính trị của thủ đô, có phương pháp đào tạo mới và phương tiện dạy, hoạt động hiện đại.

 1.2. Nhiệm vụ cụ thể

 Đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình khung, 12 chương trình chi tiết, 2 giáo trình, 4 tài liệu và 7 phần mềm dạy học, cụ thể như sau:

a)     Chương trình khung

- Chương trình khung đào tạo giáo viên – Tổng phụ trách Đội

- Chương trình khung đào tạo cán bộ chỉ huy Đội

b) Chương trình chi tiết đào tạo, bồi dưỡng công tác Đội

STT

NỘI DUNG

1

Bồi dưỡng giáo viên - Tổng phụ trách Đội

2

Đào tạo Ban chỉ huy liên đội khối Tiểu học

3

Đào tạo Ban chỉ huy liên đội khối THCS

4

Đào tạo Chi đội trưởng khối 7

5

Bồi dưỡng Giáo viên chủ nhiệm - Phụ trách chi đội

6

Bồi dưỡng cán bộ Hội Liên hiệp thanh niên trường THCS

7

Bồi dưỡng cán bộ quản lí công tác Đội

8

Bồi dưỡng phụ trách Nhi đồng

9

Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đội

10

Bồi dưỡng phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư

11

Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho Tổng phụ trách Đội

12

Bồi dưỡng công tác Đội cho Ban giám hiệu

c) 7 phần mềm giảng dạy công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

STT

NỘI DUNG

1

Lí luận về khoa học công tác Đội

2

Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh

3

Hội trại và trò chơi thiếu nhi

4

Phương pháp công tác Đội

5

Công tác Nhi đồng

6

Hoạt động nghệ thuật thiếu nhi

7

Công tác nghiên cứu khoa học

 

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, tuyến tính và phát triển. Các bài dạy được thiết kế theo mô đun (có tính độc lập tương đối, cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết qu

Nội dung chương trình được cấu tạo theo hướng tích hợp, lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành một cách hợp lí nhằm tập trung bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ, phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn cho học viên, phù hợp với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ công tác Đội; phù hợp với thời gian đào tạo ngắn; linh hoạt, mềm dẻo trong sử dụng.

Phương pháp đào tạo bồi dưỡng: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực “Thầy hưỡng dẫn, trò thi công”, tiến tới “Trò hướng dẫn và thi công” nhằm pháp huy tính tích cực trong học tập, kích thích óc sáng tạo và khả năng chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Chương trình chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện dạy học nhằm giúp người học dễ học, dễ hiểu và có hứng thú trong quá trình học tập.

 Phương pháp kiểm tra đánh giá: Chương trình chú trọng việc đổi mới tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh, chú trọng xây dựng năng lực lượng hoá kết quả học tập thông qua bài tập thiết kế và thi công cho người học.

 Thiết bị, đồ dùng giảng dạy, học tập hiện đại, giảng dạy thông qua kênh băng hình, băng tiếng, đạo cụ,  trang phục, máy over hard, máy projector. Sử dụng các phần mềm quản lí giảng dạy, học tập.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện mục tiêu hướng về cơ sở và sát với thực tiễn. Trong chương trình chú trọng đúng mức việc xây dựng mẫu các mô hình hoạt động Đội, hoạt động giáo dục trẻ em theo trọng tâm của từng năm học nhằm phổ biến tới các trường phổ thông và Hội đồng Đội các cấp của thành phố Hà Nội.

1.3. Quy mô đào tạo

Trên cơ sở 12 chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 12 đối tượng, Trường Lê Duẩn đã xây dựng quy mô đào tạo phát triển từ 2005- 2010, cụ thể như sau:

TT

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN

BƯỚC THỰC HIỆN

Số lượng học viên hàng năm (2005- 2006)

Số lượng học viên hàng năm

(2007- 2010)

1

Đào tạo giáo viên - Tổng phụ trách

200

200

2

Đào tạo chi đội trưởng khối 7

450

754

3

Đào tạo ban chỉ huy liên đội

600

600

4

Bồi dưỡng nâng cao chỉ huy Đội

150

200

5

Bồi dưỡng nâng cao phụ trách Đội

150

200

6

Bồi dưỡng phụ trách nhi đồng

200

250

7

Bồi dưỡng cán bộ quản lí quận, huyện

300

300

[ _BACK ]