CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐOÀN THÀNH PHỐ LẦN THỨ XV

Lê Duẩn với những tư tưởng minh triết về con người Việt Nam

Cách đây 105 năm, trên đất Quảng Trị anh hùng đã sinh ra một con người sau này sẽ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, người học trò số 1 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược thiên tài của Đảng ta. Đó là đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, một con người hội đủ phẩm chất của một lãnh tụ cách mạng, một nhân cách văn hoá kiệt xuất.

 

Tưởng nhớ đến con người vĩ đại này, năm 2007, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Lê Duẩn với truyền thống văn hóa dân tộc”. Kết quả của hội thảo là một cuốn sách cùng tên được công bố với nội dung là hơn 30 bản tham luận tại hội thảo, bước đầu cho thấy bên cạnh di sản tư tưởng lý luận đầy sáng tạo về chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tổng Bí thư Lê Duẩn, không những đã để lại cho hậu thế một di sản tư tưởng lý luận vô cùng quý giá về truyền thống văn hóa dân tộc, về việc xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam mà còn thực sự là một nhân cách văn hóa lớn, một tấm gương văn hóa ngời sáng.

Thiết thực kỷ niệm 105 sinh của đồng chí Lê Duẩn, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Hội đồng lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật phối hợp tổ chức hội thảo “Lê Duẩn với nền văn hóa và con người Việt Nam”. Đây là dịp để chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu khám phá toàn diện hơn, sâu sắc hơn những di sản tư tưởng minh triết về văn hóa và con người Việt Nam của đ/c Lê Duẩn cũng như nhân cách văn hóa, tấm gương văn hóa Lê Duẩn, nhằm nghiêm túc học tập và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và con người VN trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội nhập đầy thách thức hôm nay.

Nhà cách mạng, nhà văn hóa Trần Bạch Đằng từng nói: “Lê Duẩn là một đề tài lớn thứ hai sau đề tài Hồ Chí Minh”. Còn nhà lý luận Hoàng Tùng thì đánh giá: “Lê Duẩn là một trí tuệ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ 20”.

Từ những năm tuổi trẻ, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nổi tiếng là con người của phát kiến và luận bàn, phát kiến và luận bàn để tìm ra chân lý, tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Như chúng ta biết, từ trong các nhà tù Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo, cho đến những diễn đàn chính trị công khai, hầu như tất cả những người tham gia tranh luận đều bị đồng chí Lê Duẩn chinh phục, cảm hoá bởi lý lẽ sắc sảo và tình cảm nồng nhiệt về con đường cách mạng mà dân tộc phải đi và phải đến. Sau này, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, cán bộ và chiến sĩ Nam Bộ gọi ông là “Ngọn đèn 200 nến” vì tầm nghĩ, sức nghĩ siêu việt cùng niềm tin vô tận vào sức mạnh của nhân dân của ông đã giải quyết nhiều vấn đề vô cùng phức tạp và nan giải ở chiến trường Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Với kim chỉ nam: “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”, vừa nắm vững lý thuyết cách mạng vừa lăn lộn hết mình trong thực tế cách mạng phong phú sinh động, từ sự phân tích sáng suốt về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù cũng như thấm nhuần sâu sắc khát vọng độc lập tự do, thống nhất của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc ta, nắm vững quy luật về diễn biến thời cuộc, Lê Duẩn là tác giả của bản Đề cương Cách mạng miền Nam nổi tiếng, góp phần tạo nên bước ngoặc quyết định đưa sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến thành công hoàn toàn. Bộ óc kỳ vĩ của Lê Duẩn cũng giúp ông trở thành nhà lý luận sáng tạo của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với hệ thống luận điểm đầy sức sống, đầy chất nhân văn, xa lạ với những biểu hiện của kinh viện giáo điều. Với Lê Duẩn, hạt nhân của tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là việc giải phóng mọi xích xiềng đối với con người, xây dựng con người với những phẩm chất yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải, nắm vững quy luật của tự nhiên và cuộc sống, có khả năng vươn lên làm chủ thiên nhiên làm chủ bản thân, chiếm lĩnh được cái đúng cái tốt và cái đẹp để xây dựng một cuộc sống xứng đáng nhất với con người. Mục tiêu của ba cuộc cách mạng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa đều nhằm vào mục tiêu lớn nhất là giải phóng con người, giúp con người hoàn thiện mình, hoàn thiện các khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp nhất cho mình và đồng loại. Lê Duẩn cũng luôn nhấn mạnh, cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, một trong ba cuộc cách mạng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, muốn thành công phải là một cuộc cách mạng tự nguyện, không thể áp đặt, phải xem trọng các yếu tố lịch sử cụ thể để đề ra các giải pháp phù hợp thuyết phục. Tư tưởng chính trị của Lê Duẩn dù là về chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc hay xây dựng chủ nghĩa xã hội đều lấy con người làm trung tâm làm động lực và mục tiêu. Đó là tư tưởng chính trị đầy chất nhân văn, đậm chất văn hóa.

Tổng Bí thư Lê Duẩn từng viết: “Con người là sản phẩm lịch sử của một xã hội nhất định, khi chuyển qua một xã hội khác phải căn cứ vào con người của xã hội cũ mà nói cho đúng, đưa cái cũ lên cái mới cho sát, nếu không làm thế sẽ hỏng việc. Nhưng ác một nỗi, là người Việt Nam, nhưng ta chưa hiểu hết con người Việt Nam, lại lệ thuộc vào lý thuyết bên ngoài một cách công thức, nên tư tưởng về xây dựng con người vẫn chưa thực tế”.

Theo ông, truyền thống yêu nước, thương người chính là truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta, là cội nguồn của những chiến công quang vinh trong lịch sử dân tộc: “Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. Thương nước-thương nhà, thương người-thương mình là truyền thống đậm đà của nhân dân ta. Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà trong suốt quá trình lịch sử bốn nghìn năm, dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt”

Tổng Bí thư Lê Duẩn thường băn khoăn đặt câu hỏi: “Dân tộc ta có một truyền thống đạo lý rất cao quý nhưng làm sao phát huy đạo lý trong xây dựng nền văn hoá hôm nay. Đó là đạo lý ham học, thương người, từ bi, bác ái, thủy chung, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Làm sao những cái đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc cần được đề cao và vận dụng trong xây dựng CNXH”.

Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội phải là xây dựng một xã hội văn hoá cao, một nền văn hoá có tính dân tộc, phải biến mọi giá trị văn hoá thành tài sản của nhân dân, làm cho nhân dân trở thành người sáng tạo trực tiếp mọi giá trị văn hoá. Ông còn nói: Nước ta không phải nhất định cứ phải chờ làm cách mạng kinh tế rồi mới làm cách mạng văn hoá mà cách mạng văn hóa cần phải đi trước một bước.

Tổng Bí thư Lê Duẩn luôn luôn dành một tình cảm đặc biệt cho người mẹ Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam. Với ông, “Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc, đối với cách mạng, có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẹ con. Có sự hy sinh tận tuỵ nào bằng sự hy sinh tận tuỵ của người mẹ đối với con?”. Ông cho rằng người mẹ Việt Nam chính là cội nguồn của sự lưu giữ trao truyền tình thương và lẽ phải tức là lưu giữ và trao truyền truyền thống văn hóa dân tộc: “Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng những điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải điều hay v.v... , chính bằng cách đó, người mẹ đã góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác”.

Trong nhiều lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Lê Duản đều lưu ý với việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong văn học nghệ thuật. Ông đặc biệt ca ngợi những phụ nữ anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu trong các vở tuồng, rất kính trọng tấm gương khổ hạnh và nhân ái của nhân vật Thị Kính trong chèo “Quan Âm Thị Kính”. Tuy vậy ông rất không đồng tình với vở chèo “Lưu Bình Dương Lễ” với sự kiện Lưu Bình bắt vợ ba năm nuôi bạn ăn học. Theo ông, đấy là việc làm trái đạo lý Việt Nam, nhẫn tâm với người phụ nữ, không thể chấp nhận. Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng không bằng lòng khi xem vớ “Quang Trung đại phá quân Thanh” gặp cảnh mẹ Lê Chiêu Thống quỳ lạy thảm hại trước vua Càn Long của Trung Hoa cầu xin viện binh để giành lại chiếc ngôi cao cho Lê Chiêu Thống… Xem xong, đồng chí góp ý: cho dù có thật việc mẹ Lê Chiêu Thống cầu xin vua Càn Long thì cũng không nên đưa lên sân khấu. Đối với ông, người mẹ VN, người phụ nữ VN luôn là hình tượng cao đẹp tuyệt vời, không ai có quyền hạ thấp dù với bất cứ lý do gì.

Những người hoạt động văn nghệ Liên khu 5 còn nhớ năm 1952, trên đường từ Nam ra Bắc, đồng chí Lê Duẩn đã dừng chân ở vùng tự do Bình Định. Tại đây ông đã xem vở tuồng “Chị Ngộ”, vở tuồng đề tài hiện đại chống Pháp, do đoàn tuồng Liên khu V diễn. Ông hết sức khuyến khích việc dùng nghệ thuật truyền thống phản ánh hiện thực Cách mạng, đồng thời, ông nhắc nhở: “Dù là đề tài hiện đại, dù cải tiến gì đi nữa nhưng không được làm mất đi những giá trị tinh hoa của nghệ thuật truyền thống”. Tư tưởng đề cao và bảo vệ văn hóa nghệ thuật truyền thống hầu như quán xuyến trong những bài viết, và bài nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ông luôn luôn nhắn nhủ tâm huyết với giới văn hóa văn nghệ: “Phải kế thừa bằng được những giá trị tinh thần, những cái hay, cái đẹp trong di sản văn hoá dân tộc cũng như trong tâm hồn và cốt cách của con người Việt Nam ta”. Khó ai có thể nói hay hơn, sâu sắc hơn Lê Duẩn về giá trị vĩnh cửu của văn hóa nghệ thuật dân tộc với câu nói nổi tiếng sau đây: “Dù cho đến chủ nghĩa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn mãi làm rung động lòng người Việt Nam”.

 

Chúng ta có thể khẳng định di sản tư tưởng về văn hoá và con người, đặc biệt là về văn hóa truyền thống dân tộc và con người Việt Nam là một phần quan trọng trong khối di sản tinh thần to lớn bất diệt mà lãnh tụ kiệt xuất Lê Duẩn để lại cho các thế hệ VN. Trách nhiệm của chúng ta là cần nghiên cứu, giới thiệu, lý giải thật nghiêm túc, thật khoa học, để cho các thế hệ hôm nay và mai sau vận dụng kế thừa tốt nhất có hiệu quả nhất và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 GS Hoàng Chương

 

[ _BACK ]
 
Các tin khác
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

phu kien dien thoai chat luong gia sieu re phu kien dien thoai, phu kien dien thoai gia re, phu kien dien thoai chat luong gia sieu re phu kien dien thoai chat luong gia sieu re , hãy dùng phu kien dien thoai chinh hang phu kien dien thoạiphu kien dien thoai phu kien dien thoai