TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG

TRƯỜNG LÊ DUẨN " THÁNG 5 LỊCH SỬ "

KỈ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH; 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH; 37 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG LÊ DUẨN

 

 

 

Thuyền xuôi xuôi mãi dòng sông
Dòng sông quê Bác nước trong đôi bờ
Xôn xao sóng đục con đò
Đã nghe âm ấm câu hò Nghệ An:
"Quê ta ngọt mía Nam Đàn
"Ngon khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài..."

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước.

 

Ôi! đất anh hùng dễ mấy mươi 
Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi 
Mưa bom, bão đạn, lòng than thản 
Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười. 

Thời đại lớn cho ta đôi cánh 
Không có gì hơn Độc lập Tự do! 
Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận 
Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.

 

Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

 

Bác đi... Di chúc giục lòng ta 
Cho cả muôn đời một khúc ca 
Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn 
Và tình thương, ơn nghĩa bao la.

 

Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. 

 

Năm 1941, Bác Hồ từ nước ngoài trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng vào tháng 5/1941 đã mở ra giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh ra đời để đoàn kết nhân dân đánh Tây đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

 

 

 

Ngày 15 tháng 5 năm 1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên đã ra đời được Mặt trận Việt Minh coi là một thành viên và Đội hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung: "... Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".

Ngày 15/5/1941 mãi mãi sáng chói trong trang lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Gần hang Pắc bó, xuôi dòng suối Lênin

Dưới chân núi Thoong Mạ, bừng sáng năm trái tim

Năm người đội viên được kết nạp

Sắt son lời thề, vững niềm tin.

 

Năm người đội viên đầu tiên đó chính là: Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng, đội trưởng), Nông Văn Thàn (Bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Bí danh Thanh Minh), Lý Thị Nì (Bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (Bí danh Thanh Thủy). Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh. Đội Nhi đồng cứu quốc chính thức thành lập (về sau gọi là Đội thiếu nhi cứu quốc).

 

 

Năm 1949, Đội Thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội Thiếu nhi tháng Tám.

Tháng 2 năm 1950, Đội Thiếu nhi Tháng Tám tách thành  Đội Nhi đồng Tháng Tám và Đội Thiếu niên Tiền phong.

 

Tháng 3 năm 1951, Đội mang tên Đội Thiếu nhi tháng Tám.

Ngày 4/11/1956, Đội đổi tên Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam

Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội chính thức mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày nay.

 

Đội viên thiếu niên tiền phong và thiếu nhi Việt Nam đã không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, tích cực xây dựng tổ chức Đội, giúp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng chung.

 

79 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một sáng. Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

 

Trong dòng chảy lịch sử vẻ vang của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, không thể không nhắc tới một ngôi trường đã, đang và sẽ tiếp tục ghi những dấu ấn trên chặng đường ấy – Trường Lê Duẩn – Ngôi trường thắm sắc khăn hồng.

 

Ngày 21/6/1980, nhân dịp được nhận giải thưởng Quốc tế Lê Nin: “Vì củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc”, Tổng Bí thư Lê Duẩn - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, với tấm lòng thương yêu và quan tâm chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, đã tặng toàn bộ số tiền thưởng (trị giá 25000 rúp) cho thiếu nhi Thủ đô. Căn cứ vào nhu cầu công tác giáo dục thiếu nhi Thủ đô, nhằm đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Thành Uỷ và UBND Thành phố đã lựa chọn phương án xây dựng Trường huấn luyện Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

 

Sau một thời gian tập trung cao độ cho việc xây dựng công trình, ngày 19/5/1983, lễ khánh thành Trường Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Hà Nội đã được tiến hành trọng thể. 

 

Ngày 01/4/1987, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số: 1336/QĐ - UB về việc đặt tên cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cho trường Cán bộ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Hà Nội

 

Vào ngày 7/4/1987, nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ đón nhận tên mới “Trường Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh mang tên Lê Duẩn”.

 

 

 

Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, từ mái trường này, nhiều thế hệ giáo viên Tổng phụ trách yêu nghề, yêu Đội đã trưởng thành; rất nhiều thế hệ cán bộ chỉ huy Đội – những chủ nhân tương lai của đất nước, đã được tâm huyết vun trồng bằng tình yêu thương và trách nhiệm của các thế hệ cán bộ, giáo viên. Trường Lê Duẩn luôn tự hào là mô hình duy nhất trong cả nước 37 năm bền bỉ đồng hành cùng công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

 

Từ buổi đầu gian khó với những lo toan về cơ sở vật chất, giáo án…; cho đến hành trình đầy gian nan, thử thách để khẳng định bằng được vị trí và vai trò của mô hình trường Lê Duẩn... Tất cả nói lên một khối lượng công việc khổng lồ mà các thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường đã tiếp nối hoàn thành. Cho đến ngày hôm nay, Trường Lê Duẩn càng vinh dự khi được trao những nhiệm vụ mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn – Hội.

 

37 năm - Nhìn lại thành quả của một công trình được chung tay dựng xây bởi tâm huyết và tài năng của nhiều thế hệ cán bộ giáo viên nhà trường, chúng tôi vinh dự, tự hào được là những người viết tiếp trang sử vẻ vang mang tên trường Lê Duẩn.

 

[ _BACK ]
 
Các tin khác
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

phu kien dien thoai chat luong gia sieu re phu kien dien thoai, phu kien dien thoai gia re, phu kien dien thoai chat luong gia sieu re phu kien dien thoai chat luong gia sieu re , hãy dùng phu kien dien thoai chinh hang phu kien dien thoạiphu kien dien thoai phu kien dien thoai